Tổng số lượt xem trang

28/03/2011

TÌM HIỂU VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT (PHẦN I)

Tìm hiểu về thơ Đường luật

    Người Việt chúng ta hầu hết đều là người giầu tình cảm, và có sự bẩm thụ văn chương. Ngay từ khi mới chào đời đã tiếp nhận từ người thân những câu hát ru, những vần điệu ca dao, dân ca tinh tế. Trong nhiều năm gần đây nhờ sự phổ cập văn hoá trong nhân dân, văn tự và chữ viết là công cụ, là chìa khoá để diễn đạt và lưu giữ nhiều văn bản nói lên những tâm sự, những cảm xúc của mỗi người. Qua những vần, những điệu quen thuộc người ta hát lên, ngâm lên những câu chữ để mà hoà vào không khí tươi vui của cộng đồng. Những dòng như thế, những bài như thế đã phần nào mang dáng dấp của những bài văn vần. Những bài văn vần đó có cấu trúc rất gần với một thể loại mà ta gọi là thơ, trong đó có thơ lục bát, thơ tự do và thơ cách luật vv... Đã là thơ thì nó có cả một hệ thống lý luận rất rộng mà ta không thể bàn trong tập sách nhỏ bé này. Với một phương châm như thế chúng ta sẽ đi sâu vào một thể loại thật cụ thể đó là Thơ luật Đường[1] mà người Việt ta vẫn gọi là Thơ Đường hoặc thơ Đường luật.
   Thơ Đường luật là thể thơ xuất xứ từ Trung Quốc, được luật hoá về vần, điệu và một số thủ pháp riêng trong thời Đường. Đây cũng là thể loại thơ được tiếp thu, đưa vào đời sống và khoa cử Việt Nam từ rất sớm. Thơ được đề cao là loại Thơ bác học trong một thời kỳ khá dài và được hoàn thiện thêm cho phù hợp với văn tự và âm thanh của người Việt. Công bằng mà nói thì với thời gian và thói quen ngôn ngữ, thơ Đường luật đã được nhiều nhà thơ từ trước đến nay thay đổi đến mức có thể gọi là thơ Luật Việt Nam cũng không có gì là quá đáng. Đây cũng là thể thơ được nhiều người ưa thích vì sự biểu cảm sinh động và thâm sâu, rất đáng được lưu giữ, phát triển duy trì sự phong phú trong vốn văn hoá của nước ta. Dưới đây là một số nét về thể thơ Đường luật nói trên với tiêu chí vừa tìm hiểu và cũng góp phần vào việc giúp những người bước đầu muốn hiểu và muốn làm thơ Đường luật.



       Thơ Đường luật có thể viết mỗi bài bốn câu gọi là thơ tứ tuyệt, mỗi bài tám câu gọi là bát cú và những bài trên tám câu gọi là trường thiên. Trong mỗi câu có năm từ gọi là ngũ ngôn, hoặc bẩy từ gọi là thất ngôn, ngoài ra còn có loại bài có một số câu bị rút đi một từ còn sáu từ trong một vài trường hợp.
       Những bài thơ tứ tuyệt thường dùng thuật ngữ tóm tắt chỉ rõ chức năng mỗi câu và kết cấu của bài, đó là cụm từ: Khai, thừa, chuyển, hợp. Về điểm này chúng ta có thể đi sâu nghiên cứu với một văn bản dài hơi hơn trong một dịp khác.
       Những bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú cũng được đặc trưng bởi 4 phần khác nhau đó là: Đề, thực, luận, kết. Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về các phần với một gợi mở ngắn gọn nhất.


      Vần trong thơ Đường (còn gọi là vận) dựa vào sự giống nhau của từ cuối mỗi câu. Các vần trong bài tứ tuyệt được sắp xếp theo thứ tự là vần câu 1 hiệp vần với câu 2, câu 4; trong bài bát cú vần câu 1 hiệp vần với câu 2, câu 4, câu 6, câu 8


ĐOÁN BÃO
    (Lê Trọng Hồng)

Ráng đỏ đùn lên kín mé tây (1)
Trời xanh trốn biệt hết trong mây (2)
Mấy ai biết đ­ược ngày mai tới
Giông bão điên cuồng sẽ đến đây (3)


                         KHAO THƠ
                           (Lê Trọng Hồng)

Gặp buổi thanh nhàn đến với nhau (1)
Cần chi nghèo khó với sang giầu (2)
Me chua mấy quả, sôi trong nước
Muối lạc đôi hòn, trộn dưới âu (3)
Chọn tứ tìm câu mời tiếp chén
Lựa vần sửa đối đợi thay bầu (4)
Thong dong cuối tháng lương chưa tới
Vẫn hẹn khao thơ đãi một chầu (5)  

II.3. Chính vần (Chính vận)

    Ta gọi từ này vần với từ kia hầu hết chỉ bao gồm phần ghép của nguyên âm với phụ âm cuối của từ. Không kể sự biến thái âm do dấu, miễn chúng giống nhau thì đó là chính vần. Người xưa gọi là chính vận.

        Ví dụ 1:
                                
          Vư­ờn ai cháy sáng giữa heo may
          Khóm cúc vàng tươi nở đắm say
                              (Hoa thu - Lê Trọng Hồng)

 (Ay) trong maysay bài Hoa thu là chính vận

 Ví dụ 2:                  
                  ...
                  Muối lạc đôi hòn, trộn dưới âu
                  Chọn tứ, tìm câu mời tiếp chén
                  Lựa vần, sửa đối đợi thay bầu
                                   (Khao thơ - Lê Trọng Hồng)

   (Âu) trong âu bầu của bài Khao thơ trên đây chỉ khác nhau một dấu huyền, đó là (âu) và (ầu) cũng gọi là chính vận


  Không phải lúc nào vần cũng giống nhau một cách tuyệt đối người ta có thể hiệp vần bằng một âm chỉ gần giống nhau. Những vần chỉ gần giống nhau như thế gọi là vần gần đúng. Người xưa gọi là bàng vận

Ví dụ 1:        

           ...
               Gặp buổi thanh nhàn đến với nhau
               Cần chi nghèo khó với sang giầu
                                            (Khao thơ - Lê Trọng Hồng)

       Au ầu trong hai câu trên đây, có sự gần giống nhau. Đây chính là một trường hợp bàng vận

         Ví dụ 2:                
          ...
         Nợ khắp muôn người thật rõ đông
         Nợ mẹ, nợ cha miền dưỡng dục
         Nợ chồng, nợ vợ cuộc đời chung...
                                      (Nợ - Lê Trọng Hồng)

   Ôngung trong bài Nợ trên đây chỉ gần giống nhau. Đây cũng chính là một dạng bàng vận
     
   Vần trong thơ Đường luật có thể ở thể bằng hoặc trắc. Trong tiếng Việt những thanh âm không có dấu hoặc thanh âm mang dấu huyền đều được xếp vào thanh bằng. Các thanh âm mang dấu sắc, hỏi, ngã, nặng đều được xếp vào thanh trắc. Từ đó ta cũng có được các vần là vần bằng hoặc vần trắc

               Ví dụ:

           Mừng xuân cất bút chào năm mới
           Chúc một mùa thơ thật thắng lợi

            Vần ớiợi trong hai câu trên là những vần trắc

             Ví dụ:

              Bên trời vàng ủng ánh trăng suông
              Từng đợt heo may gõ cửa buồng

Vần uônguồng hai câu trên là những vần bằng

II.6. Bớt vần (chiết vận)
   Trong thơ Đường luật, vần của toàn bài phải hiệp vần với câu đầu, nhưng đôi khi ta vẫn gặp những bài có câu đầu không vần với câu 2 và toàn bài. Trường hợp này ta gọi là bớt vần (chiết vận). Tuy nhiên những bài chiết vận thì câu 1 và 2 phải tạo thành một cặp đối.

      Ví dụ:      

Vách thẳng sương giăng xanh tựa ngọc
Bãi chìm nước cuộn trắng như hơi
Một đời ngắn ngủi trong gang tấc
Gặp cảnh như vầy được mấy nơi.
                             (Đèo Ngang - Lê Trọng Hồng)

   Có một dạng thơ thất ngôn được bỏ bớt từ ở câu đầu hoặc câu cuối thành ra câu có sáu từ. Người xưa nói đây là thể thơ do Hàn Thuyên sáng tạo ra trên cơ sở của thơ Đường luật, nhiều người đã gọi là thơ Hàn luật. Thể loại này có nhiều trong thơ Nguyễn Trãi.

               Ví dụ:   

                         ĐOẠN X (10)
                        (Nguyễn Trãi)
           Lao xao chợ cá làng ngư phủ
           Dặng dõi cầm ve lầu tịch dương
           Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
           Dân giầu đủ khắp đòi phương


       Luật trong thơ Đường chỉ ra sự phân bố của các từ bằng và trắc trong một bài thơ. Luật quy định các dạng thơ như: Luật bằng và Luật trắc.          
       Để nhận biết bài thơ ở luật bằng hay luật trắc chỉ cần xem từ thứ hai của câu 1, nếu là thanh bằng thì đó là bài thơ thuộc luật bằng và ngược lại là luật trắc. Khi đã biết về luật chỉ cần chú ý từ cuối của câu 1, nếu đó là thanh bằng thì bài thơ có vần bằng và ngược lại là vần trắc. Kết hợp về luật và vần ta có 4 dạng[2] thơ Đường luật, dưới đây là sơ đồ 4 dạng của thơ Đường luật .



A - Luật bằng vần bằng     C - Luật bằng vần trắc

B
B
T
T
T
B
B

B
B
T
T
B
B
T
T
T
B
B
T
T
B
T
T
B
B
B
T
T
T
T
B
B
B
T
T
T
T
B
B
T
T
B
B
B
T
T
T
B
B
B
B
T
T
B
B
T
B
B
T
T
B
B
T
B
B
T
T
T
B
B
T
T
B
B
T
T
B
T
T
B
B
B
T
T
T
T
B
B
B
T
T
T
T
B
B
T
T
B
B
B
T
T
T
B
B
B
B
T
T
B
B
T

B - Luật trắc vần bằng         D - Luật trắc vần trắc
                                            
T
T
B
B
T
T
B

T
T
B
B
B
T
T
B
B
T
T
T
B
B
B
B
T
T
B
B
T
B
B
T
T
B
B
T
B
B
T
T
T
B
B
T
T
B
B
T
T
B
T
T
B
B
B
T
T
T
T
B
B
B
T
T
T
T
B
B
T
T
B
B
B
T
T
T
B
B
B
B
T
T
B
B
T
B
B
T
T
B
B
T
B
B
T
T
T
B
B
T
T
B
B
T
T
B
T
T
B
B
B
T
T


Dưới đây là một số bài thơ làm ví dụ do tác giả viết để minh hoạ. Về nội dung chưa có thể gọi là tốt, mà chỉ cố gắng theo đúng niêm luật.

                            THÔNG CẢM
                        (Luật bằng vần bằng)

Từ
lâu
đã
định
sẽ
thăm
hoa
Ngõ
chông
chênh
bạn
vắng
nhà
Cánh
cổng
lầm
lỳ
kêu
chẳng
động
Bờ
tường
ngất
ngưởng
gọi
không
qua
Mười
năm
bận
rộn
phiền
lòng
trẻ
Một
buổi
thong
dong
gắng
sức
già
Lỡ
hẹn
thời
đành
chịu
vậy
Xin
người
bỏ
quá
hộ
cho
ta
                                         

                   ĐỀN CHU VĂN AN CẢM TÁC
                             (Luật trắc vần bằng)


Núi
phượng
chiều
nay
thắm
sắc
cờ
Đền
đài
mới
dựng
giữa
hoang
Trường
xưa
mái
đỏ
trò
đang
đợi
Điện
mới
hiên
xanh
khách
vẫn
chờ
Sửa
đức
can
người
lo
vận
hội
Khơi
nguồn
giúp
trẻ
tạo
duyên
Bên
tường
vẫn
đó
dòng
xuân
cảm
Đạo
thánh
gieo
mầm
vạn
tứ
thơ


CHÚC NĂM MỚI
                     (Luật bằng vần trắc)

Mừng
xuân
cất
bút
chào
năm
mới
Chúc
một
mùa
thơ
luôn
thắng
lợi
Cấu
tứ
vui
tươi
thật
sáng
trong
Vần
câu
sắc
sảo
không
đen
tối
Mang
nhiều
cảnh
đẹp
đến
muôn
nơi
Mở
rộng
tình
yêu
ra
khắp
lối
Đón
tết
mua
vui
mấy
câu
Hoà
cùng
bạn
hữu
sang
năm
tới
                                    

THĂM NHÀ BÁC SĨ

Bữa
trước
sang
thăm
nhà
bác
Chồng
đầy
tủ
sách
nghe
hùng
Ban
thờ
ngó
đến
chẳng
còn
Thúng
gạo
nhìn
vào
đã
hết
kỹ
Chữa
bệnh
cho
người
suốt
cả
năm
Mừng
xuân
khổ
chủ
không
ngày
nghỉ
Đành
rằng
tất
cả
chỉ
dân
Với
bác
đừng
nên
quên
để
ý


IV. NIÊM THƠ

   Niêm trong thơ Đường luật chỉ sự kết dính của các câu theo một quy tắc bắt buộc. Niêm xác định bởi từ thứ 2 của các câu theo thể thức từng cặp giống nhau cùng bằng hoặc cùng trắc.

  - Trong thơ tứ tuyệt niêm là sự kết nối giống nhau cùng bằng hoặc cùng trắc các từ thứ 2 của các cặp câu: 1- 4; 2-3.

  - Trong thơ thất ngôn bát cú niêm là sự kết nối giống nhau cùng bằng hoặc cùng trắc các từ thứ 2 của các cặp câu: 1 - 8; 2 - 3; 4 - 5; 6 - 7.

         Ví dụ:   

                                              SÁU MƯƠI
                              (Lê Trọng Hồng)

Sáu
Thoắt
Khúc
Bài
Vườn
Ngõ
Muôn
Đôi
mươi
cái
hát
thơ
xuân
trúc
sự
dòng
lặng lẽ bước đường xa
thời gian đã đến già
xông pha chưa kịp dứt
chiêm nghiệm mới vừa ra
cứ hẹn kêu đi tới
khi cần đón lại qua
ngoài đời không vướng bận
thi phú một hồn ta.

      Cặp 1-8 cùng bằng (mươi / dòng); cặp 2-3 cùng trắc (cái / hát); cặp 4-5 cùng bằng (thơ / xuân); cặp 6-7 cùng trắc (trúc / sự)






                       

V. GIẢN HOÁ VỀ LUẬT

      Nếu 4 sơ đồ trên đều thực hiện đúng cả thì rất tốt. Tuy vậy trong thực hành chỉ cần giữ đúng bằng trắc với các từ ở cột 2, 4, 6 là được (đương nhiên cột 7 là cột gieo vần thì phải tuân thủ đúng). Với gợi ý này các cụ ta xưa nói: “Nhất, tam, ngũ bất luận - Nhị, tứ, lục phân minh” là thế.


  Khi đã quen thuộc với thơ Đường luật thì ít khi người làm thơ bị sai về niêm, luật. Nhưng khi mới làm thì không thể tránh được sự sai sót này. Để cho dễ nhớ chỉ cần chú ý kiểm tra các điểm sau:


Từ  thứ  2 và thứ 6 trong câu bao giờ cũng cùng bằng hoặc cùng trắc. 
Từ thứ 4 trong câu ngược lại với từ 2 và 6.

Từ thứ 2 của các câu trong bài cùng bằng hoặc cùng trắc theo từng cặp một trong đó gồm: 1- 8; 2 - 3; 4 - 5; 6 - 7.



            Ví dụ:
 KHAI BÚT KHAI XUÂN 
            (Thơ mời hoạ)

Chào xuân khai bút viết thơ xuân
Mời bạn gần xa hoạ mấy vần
Xuân đến, xuân sang, xuân gặp tết
Tết về, tết lại, tết tìm xuân
Xuân thêm một tuổi xuân chờ tết
Tết tới một năm tết đợi xuân
Xuân! Tết! Xuân xuân! Xuân tết tết
Tết! Xuân! Tết tết! Tết xuân xuân.  
           



         Ví dụ:

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ
Cái giá khoa danh thế mới hời
                     (Vịnh tiến sĩ giấy - Nguyễn Khuyến)

    Sao màthế mới trong Vịnh tiến sĩ giấy chính là những hư từ, những hư từ trên đây dùng quả là khéo.

IX. VÀI DẠNG THƠ ĐƯỜNG LUẬT ĐẶC BIỆT




      BẾN NHỚ
      (Xuân Nghiệp)



  THỦ NHẤT THANH


          NỢ
  (Lê Trọng Hồng)

Nợ trời, nợ đất, nợ non sông
Nợ khắp muôn người thật rõ đông
Nợ mẹ, nợ cha miền dưỡng dục
Nợ chồng, nợ vợ cuộc đời chung
Nợ thầy, nợ bạn ơn đào luyện
Nợ xóm, nợ làng lúc góp công
Nợ cõi trần gian ngày sống gửi
Nợ đời chừng ấy biết hay không.


                        KHOÁN THỦ THI
     Đây là dạng thơ dùng các từ ở đề làm từ đứng đầu cho từng câu một của bài thơ


ĐƯỜNG THI THẮP SÁNG MỞ HỘI NÚI SÔNG
                            (Lê Trọng Hồng)
Đường luật bung ra khắp mọi miền
Thi đàn dìu dặt cuộc giao duyên
Thắp đèn mơ đến miền kim cổ
Sáng bút soi vào cõi thánh tiên
Mở lối muôn nơi gieo tứ mới
Hội về mọi ngả nối vần lên
Núi Nùng lưu dấu nền văn hiến
Sông Nhị khơi dòng toả rộng thêm


                  TIỆT HẠ
 
            Đây là dạng thơ không nói hết ý của các câu nhưng thực tế khi đọc lên dường như mọi người đều đã hiểu ý của tác giả.

               HƯ DANH
            (Lê Trọng Hồng)

Ngộ tý văn chương đã tưởng là...
Cố công học hỏi để cho ra...
Nào hay vừa đó người rằng sắp...
Biết vậy hôm xưa tớ chẳng thà...
Trót đã theo đòi nên cũng phải...
Thôi thì níu bám để cho qua...
Cũng vì sĩ diện xui nên cảnh...
Vì cái hư danh đến nỗi mà...


X. CÁCH DÙNG TỪ NGỮ TRONG THƠ ĐƯỜNG

X.1. Chiết tự
       Đây là cách triết tự trong thơ chữ Hán. Ghép từng phần của chữ để chỉ sự việc)

Ví dụ:

         Duyên thiên chưa thấy nhô đầu trọc
     Phận liễu sao đà nảy nét ngang
    Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa
     Mảnh tình một khối thiếp xin mang...
                        (Không chồng mà chửa - Hồ Xuân Hương)

        Chữ Thiên () kéo dài đầu lên thành chữ () Phu / chồng, đây chỉ sự chưa có chồng. Chữ Liễu () nếu có nét ngang thành ra chữ () tử / con, đây chỉ sự đã có con.
      Nhớ chửa là câu hỏi nhưng lại chỉ người phụ nữ có chửa, xin mang là câu chỉ sự chấp nhận nhưng lại chỉ sự mang thai .


      Một số bài thơ làm theo tiêu chí (nhị, tứ, lục phân minh) nhưng khi áp dụng (nhất, tam, ngũ bất luận) lại để từ thứ 5 (ngũ) và thứ 7 (thất) cùng bằng hoặc cùng trắc (nói rõ hơn là 3 từ cuối câu cùng bằng hoặc cùng trắc) dẫn đến câu thơ khi đọc lên thấy cộc và không êm tai, những trường hợp này gọi là khổ độc cần chú ý tránh  phạm phải như ví dụ dưới đây.

            Ví dụ 1:

Vui chân theo bạn về Thanh Mai
          Mới thấy đường đi cũng chẳng dài

  Từ thứ 5 (Về), từ thứ 7 (Mai) câu 1 trên đây đều cùng bằng (hoặc cả 3 từ cuối cùng bằng).

                 
   Khi ta thay Đến (trắc) vào Về (bằng), ta có từ thứ 5 trắc và từ thứ 7 bằng, câu thơ đọc lên sẽ êm hơn.

                  Vui chân theo bạn Đến Thanh Mai
                  Mới thấy đường đi cũng chẳng dài

            Ví dụ 2:

Từ thứ 5 (gọi), từ thứ 7 (Động) câu 1 dưới đây đều cùng trắc (hoặc cả 3 từ cuối cùng trắc)

                  Cánh cổng lầm lỳ GỌI chẳng ĐỘNG
                  Bờ tường ngất ngưởng KÊU không QUA

Thay KÊU vào gọi của câu thơ trên, ta có từ 5 bằng và từ 7 trắc. Thay từ Gọi vào KÊU của câu thơ dưới, ta có từ 5 trắc và từ 7 bằng, đọc lên sẽ êm hơn.

                  Cánh cổng lầm lỳ KÊU chẳng ĐỘNG
                  Bờ tường ngất ngưởng GỌI không QUA
     

       Vấn đề từ ngữ trong thơ Đường luật có rất nhiều kiến giả cho rằng cần phải lựa chọn kỹ, đó là sự tất yếu, tuy nhiên nếu quá chú trọng, khuôn phép thường làm mất đi cái giản dị, tự nhiên. Ngày nay đã thấy nhiều kiến giả cho rằng thơ Đường luật cũng nên sử dụng từ ngữ dung dị trong đời sống để bài thơ đỡ khô cứng mở rộng sự tiếp nhận của mọi tầng lớp trong xã hội.


  Để tìm hiểu cấu trúc của bài thơ Đường luật, dưới đây xin dẫn bài Thiếu nữ đi tu của cụ Tú Xương cho nội dung tìm hiểu thơ Đường tiếp theo

XI.1.Tìm hiểu về đầu đề bài thơ

       Thơ Đường luật rất coi trọng đầu đề bài thơ; Đầu đề bài thơ chỉ rõ thực chất bài thơ nói về cái gì, có như thế độc giả mới có thể hiểu được ý tứ bài thơ mình sẽ đọc. Đầu đề bài thơ Đường luật của các cụ ta xưa luôn ngắn gọn và cô đọng. Sức biểu đạt của đầu đề rất đặc trưng và không kém phần gợi cảm. Đầu đề bài thơ Thiếu nữ đi tu của cụ Tú Xương chính là một ví dụ


XI.2. Tìm hiểu về hai câu đề

            Trong thơ thất ngôn bát cú hai câu đầu được xác định là một cặp đề. Câu 1 gọi là phá đề, câu 2 gọi là thừa đề. Cặp đề có chức năng giới thiệu cho độc giả hiểu rõ thêm về ý tứ của tác giả, từ đó người đọc thấu triệt toàn bộ bài thơ đang sắp hiện ra. Câu 1 giới thiệu mở đầu, câu 2 sau đó làm sáng tỏ thêm.

            Ví dụ:
            Hai câu đề trong Thiếu nữ đi tu của Tú Xương

Con gái nhà ai dáng thị thành
Cớ sao nỡ phụ cái xuân xanh

       Câu phá đề cho ta biết đây là bài thơ nói về một cô gái thanh lịch như một cô gái ở thành thị. Câu thừa đề chỉ ra đó là cô gái không biết trân trọng vốn quý thanh xuân của chính mình

       Hai câu 3 và 4 là hai câu thực. Hai câu này nêu lên những hình ảnh, sự việc, trạng thái đã có, đã nhìn, đã nghe hoặc cảm nhận được, làm chứng cớ cho những điều ta sẽ bàn luận đến và rồi phổ vào đó cái nhận định, cái chủ ý mà ta muốn mọi người cùng hiểu với ta. Hai câu thực phải có cấu trúc là một cặp đối chọi với nhau.
           
         Ví dụ:
            Hai câu thực trong Thiếu nữ đi tu của Tú Xương
Nhạt màu son phấn say màu đạo
Mở cánh từ bi khép cánh tình

    Câu thực thứ nhất nói về sự không chịu chăm sóc những nét đẹp vốn có mà say mê theo thứ đạo pháp nào đó. Câu thứ hai kể rõ cô mở lòng đến với đạo phật (từ bi) và bỏ qua cái tình vốn dĩ phải có ở mỗi người trong trách nhiệm làm người và cái tình ái của người con gái. Hai câu này đối nhau rất chặt chẽ, nói về hành vi và tư duy của cô gái nọ.


       Hai câu 5 và 6 là hai câu luận. Hai câu này nói rõ những nhận định của ta về cái mà 2 câu đề và 2 câu thực của bài thơ vừa mới tạo ra. Hai câu luận cũng là một cặp đối thứ 2 trong bài thơ. Luận là phần quan trọng trong cấu tứ bài thơ. Nếu bài thơ không có luận thì người ta không biết bấu víu vào đâu để mà hiểu tác giả nữa.
         Nói như vậy thì một số bài thơ Đường có ý trốn luận có lẽ không còn tứ nữa? Hoàn toàn không phải như thế vì cho dù có trốn luận thì hai câu ấy vẫn hiện diện. Nó có thể là hai câu thực nữa và cặp thực thứ hai này chồng chận lên cặp thực trước nó. Như thế thì cái luận đã xuất hiện rồi, xuất hiện bằng sự nhấn mạnh vậy. Tuy nhiên luận rõ, luận hay vẫn là điều không thể thiếu.

                Ví dụ:
             Hai câu luận trong Thiếu nữ đi tu của Tú Xương

Miệng đọc nam vô quên chín chữ
Tay lần tràng hạt phụ ba sinh

      Hai từ (quên) và (phụ) chính là ý kiến tác giả nói về cái sự đi tu của cô gái nọ. Đây cũng là sự phán xét của tác giả về lỗi lầm của cô gái, đó là quên công lao của cha mẹ trong sinh đẻ và nuôi dưỡng nên người. Hơn nữa đó là phụ rẫy cái “duyên nợ ba kiếp” mà mỗi người phải trả theo thuyết luân hồi của nhà phật. Phần luận trong bài rất rõ và rất cụ thể.

XI.5. Tìm hiểu về hai câu kết

  Gọi là kết có nghĩa là cuối của một vấn đề. Tại thời điểm đó người ta chờ đợi một nhận định cụ thể sau sự phô diễn của ba cặp đề, thực và luận trên kia. Kết hoàn toàn là sự khảng định lại những gì mà ta đã bàn luận trước đó. Kết có thể nói sâu hơn sự nhận định của tác giả và cái đích của bài thơ đã rõ.
   Tuy nhiên một số cặp kết của nhiều tác giả lại không tỏ quan điểm của tác giả mà chỉ là sự gợi mở dành cho người đọc tự kết luận lấy. Những bài thơ có tầm vóc là những bài cho đến cuối cùng tác giả vẫn còn để lại một khoảng để độc giả cùng suy ngẫm, cùng tưởng tượng và cùng sáng tạo. Nghĩa là bài thơ có chủ đề tư tưởng thật rộng, ai đọc nó cũng thấy có cái bản ngã trong đó. Bài thơ không còn của riêng ai và cũng không còn là của tác giả nữa. Khái niệm sáng tác và tác giả mờ dần đi để sản phẩm trở thành tài sản trí tuệ vô giá, tồn tại đến muôn đời.

            Ví dụ:
            Hai câu kết trong Thiếu nữ đi tu của Tú Xương

Tiếc thay thục nữ hồng nhan thế
Nỡ cạo đầu thề với quyển kinh

Câu kết chỉ nói cái sự tiếc nuối cho người con gái về những hành vi của cô trái với lẽ tự nhiên và phàn nàn rằng sao lại nỡ làm như vậy mà không bình phẩm gì hơn. Điều đó có thật đáng trách hay không nhà thơ đã nhường lại cho độc giả phán xét.



  Đối trong thơ Đường luật được thực hiện ở cặp thực và cặp luận. Đối còn có thể thực hiện ở cặp đề nếu bài thơ trốn vận (nghĩa là câu đầu không vần với câu 2 và vần của toàn bài). Đối cũng có thể thực hiện ở cả cặp kết của bài thơ.
   Đối được chú trọng cả về thanh và ý, thanh biểu hiện ở bằng đối với trắc, ý thì phải phù hợp với quan niệm phổ biến trong cộng đồng về đối chọi và sự chuẩn xác không thể cốt đối mà chẳng có ý nghĩa gì theo kiểu: Thần nông... đối với thánh sâu...[3]. Cũng cần tránh hiện tượng trùng phức, rõ là hai câu nhưng lại chỉ có một ý, nói đơn giản là bệnh nứa bổ dùng ý câu trên trùng lặp với ý câu dưới. Tóm lại đối là đặc trưng của thơ Đường luật. Nếu không đối thì không thể gọi là thơ Đường luật, nhưng giữa thanh và ý thì thi nhân nên hy sinh thanh để giữ ý. Dưới đây là một số phương pháp đối

XII.1. Công đối
   Đối thật hoàn chỉnh ta gọi là công đối, trường hợp này yêu cầu rất chặt chẽ, thậm chí từng từ của vế dưới đối với từng từ của vế trên. Trong đối còn yêu cầu từ thuần Việt đối với từ thuần Việt, từ Hán Việt đối với từ Hán Việt, thực từ đối với thực từ, hư từ đối với hư từ, danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ vv...
   Theo Nguyễn Sĩ Đại, trong Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường thì ngay danh từ thôi cũng phải đối với danh từ thích hợp. Về thiên văn thì (nhật nguyệt đối với phong vân); về địa lý thì (sơn thuỷ đối với giang hà); về cung thất thì (lâu đài đối môn hộ); về văn cụ thì (bút đối với nghiên); về nhân sự thì (đạo đức đối với tài tình); về văn học thì (thi và phú); về thảo mộc thì (đào và lý); về ẩm thực thì (trà và tửu) vv...Theo Hoài Yên trong Học nhanh luật thơ Đường nói về Phép đối ngẫu đời Đường thì có đến 16 cách đối, trong đó 8 cách đối về nội dung và 8 cách đối về hình thức... Quả là hơi khó, nhưng có khó mới phải tìm hiểu. Dưới đây là một số cặp đối làm ví dụ


Hà Thành xuân đến / còn phong  kín
Văn Miếu thơ về / chợt mở  toang
                              (Cả nước phang - Lê Trọng Hồng)
    Vườn hồng / tráng nắng / hương còn nức
Lối cỏ / mù sương / lệ vẫn đầm
                         (Nghe đàn - Lê Trọng Hồng)

    Tiếng chim / sau núi / lưa thưa hót
    Bông gạo / trên cành / lặng lẽ rơi
    Ánh nắng / chiều vàng / đang tụ lại
    Vầng trăng / đêm trắng / sắp chia phôi
                  (Cuối xuân cảm tác - Lê Trọng Hồng)

Một duyên / hai nợ / âu đành phận
Năm nắng / mười mưa / dám quản công
                       (Thương vợ - Trần Tế Xương)

Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện
Điểm thuỷ thanh đình khoản khoản phi
                  (Khúc giang nhị thủ -  Đỗ Phủ)

Trong đối còn có nhiều cách khác nữa, trong đó: gồm Tiểu đối, tá đối, lưu thuỷ đối vv...

XII.2. Tiểu đối (còn gọi là tự đối)

      Ví dụ:
  PHONG KIỀU DẠ BẠC
             (Trương Kế)

Nguyệt lạc/ ô đề / sương mãn thiên
Giang phong / ngư hoả / đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán trung thanh đáo khách thuyền 

      HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ
               (Hạ Tri Chương)

       Thiếu tiểu ly gia / lão đại hồi
       Hương âm vô cải / mấn mao tồi
       Nhi đồng tương kiến/  bất tương thức
        Tiếu vấn khách tòng / hà xứ lai

    Tiểu đối là đối ngay trong câu; ý sau đối với ý trước. Trong câu có thể có 2 hoặc 3 vế tự đối như hai bài ví dụ trên.


    Lưu thuỷ đối biểu hiện ở câu trên nói chưa hết ý lập thành một vế đối, câu dưới tương phản và chuyển tiếp ý  lập thành một vế đối thứ hai.                     

                     Ví dụ:

      Vế trên nói về một sự việc, còn vế dưới đối với vế trên, nhưng lại là sự chuyển tiếp ý của vế trên.

           Nhất nhật tại tù
           Thiên thu tại ngoại
                            (Nhật ký trong tù -Thơ Nguyễn Ái Quốc)
     
           Đã sinh ra ở trong trời đất
           Phải có danh gì với núi sông
                                    (Thơ Nguyễn công Trứ)

                                                 
Tá đối là dùng những từ có nhiều nghĩa, khi biểu đạt thì dùng một nghĩa, khi đối thì dùng nghĩa khác của từ đó để đối với nhau.

Ví dụ 1:

     Cúc vàng rời khỏi đồi Hoàng Cúc
Sen trắng quay về bến Bạch Liên
Nắng hạ mưa thu đành cách biệt
Người về ta đến khó đoàn viên
                    (Biết đâu số phận - Trọng Hồng)

XII.5. Khoan đối                
                                           
Cũng có những bài thơ có các cặp đối không chỉnh hoặc không đối, đó là những trường hợp ta gọi là khoan đối. Khoan đối áp dụng cho những bài thơ có cấu tứ đặc sắc, tính tư tưởng, tính nghệ thuật cao, làm cho số đông người đọc thấy xúc động. Vì vậy người làm thơ hãy cứ để cho tâm hồn bay bổng, đừng vì chấp nhất về bất cứ điều gì làm cho bài thơ khô cứng và nhàm chán.

      Ví dụ:

Cánh sóng lăn tăn vờn cuối bãi
Làn mây hờ hững níu tầng không
                                       (Về quê - Lê Trọng Hồng)

       Rõ ràng lăn tăn chỉ sự chuyển động, còn hờ hững chỉ tính cách. Cũng như trên từ cuối bãi đúng là chỉ vị trí cụ thể còn tầng không thì không. Có vẻ như đối đấy nhưng chỉnh thì chưa.
         Tuy nhiên cũng đã có người dùng từ lăn tăn để nói về sự phân vân theo cách nói lóng, như vậy thì nó cũng đã chỉ tính cách đấy chứ (?)



Xướng hoạ trong thơ Đường luật là việc dựa vào một một bài thơ khởi đầu của một người nào đó gọi là bài thơ xướng để viết một bài thơ khác hoạ lại bài thơ khởi đầu đó. Với cách làm này, những người làm thơ có thể tiếp xúc, đồng cảm, gần gũi với nhau hơn. Những bài hoạ có thể theo cùng chủ đề của bài xướng, nhưng cũng có thể theo một chủ đề khác, như vậy gọi là hoạ nương vần (hoạ bộ vận), điều đó hoàn toàn có thể được. Tuy nhiên nhất định không để từ thứ 6 của các câu bài hoạ lặp lại từ thứ 6 của các câu bài xướng.
Về hình thức hoạ có thể dựa hoàn toàn vào vần và trật tự các vần của bài xướng, hoặc chỉ dùng một số vần và thay đổi trật tự của tất cả các vần như nhiều cách dưới đây. Về phía bài xướng cần phải lưu ý đến sự thanh thoát, giầu xúc cảm về nội dung và hết sức tránh  các dạng bài có hình thức quá phức tạp cùng với các vần quá hiểm, quá khó tìm thì mới mong có được nhiều bài hoạ của mọi người.


XIII.1. Hoạ nguyên vần
Hoạ nguyên vần là bài hoạ phải theo sát chủ đề, giữ nguyên vần và xếp vần theo đúng thứ tự vần của bài xướng.

Ví dụ:
            Với các vần: dân, dần, thân, thuần, dân trong bài Phó thường dân dưới đây

PHÓ THƯỜNG DÂN
   (Bài xướng)
Từ ngày trở lại phó thường dân
Sáng đến đôi trang tăng trí não
Cơm rau dưa giá thanh mà ngọt
Phú quý mặc ai nơi huyện sở
Một mình vui cảnh phó thường dân
        Với các vần: dân, dần, thân, thuần, dân trong bài Với thường dân dưới đây

VỚI BÌNH DÂN
(Hoạ bài Phó thường dân)
Người nào chẳng ở chốn bình dân
Cố nhớ đừng quên mất gốc dần
Phú quý quen mùi chừng khó bỏ
Nghèo hèn tập mãi chửa nên thân
Thẳng ngay, bộc trực, danh càng đẹp
Bình dị, thanh cao, tính cũng thuần
Cái sự làm mình ra khác lạ
Sao bằng trở lại với bình dân

XIII.2. Hoạ ngược vần (nghịch vận)

Hoạ ngược vần là bài hoạ giữ nguyên vần của bài xướng nhưng xếp vần theo thứ tự từ cuối ngược lên đầu

Ví dụ:Với các vần: thơ, giờ, sơ, chờ, thơ và ngược lại: thơ, chờ, sơ, giờ, thơ trong 2 bài thơ dưới đây

GẶP BẠN THƠ  
   (Bài xướng)
Bao năm mới gặp bạn yêu thơ
Cả nước về vui suốt mấy giờ
Chẳng kể trẻ già cùng lớn bé
Cần gì cũ mới với thân
Chia tay ngày ấy đành xa cách
Họp mặt hôm nay luống đợi chờ
Mấy thuở cuộc đời ta được vậy
Nỗi niềm xúc cảm gửi vào thơ


 CHIA CÁCH
   (Hoạ bài Gặp bạn thơ)
         Mấy dòng giã biệt chép thành thơ
Tặng lại cho ai vẫn đứng chờ
Tiếc bởi tiễn đưa đầy quý mến 
Trách vì chào đón quá đơn
Vui khi thân mật chiều nay vậy
Buồn lúc chưa quen buổi bấy giờ
Chia cách đã gần trong chốc lát
Mấy dòng giã biệt chép thành thơ



Hoạ đảo vần là bài hoạ giữ nguyên vần của bài xướng nhưng có thể đảo thứ tự trên xuống dưới hoặc dưới lên trên một vài vần của bài xướng

THẮP LỬA XONG RỒI GẮNG CHỦ TRƯƠNG
          (Hoạ thơ Nguyễn Văn Liêm)

Chẵn chục năm theo với luật Đ­ường
Kinh Thầy bóng n­ước đã thơm hư­ơng
Ý tình nhã nhặn vang muôn nẻo
Cấu tứ thanh tao vọng bốn ph­ương
Mỗi chữ chuốt chau chừng đã khéo
Từng câu giản dị vốn không thư­ờng
Nhân về dự hội đôi lời chúc
Thắp lửa xong rồi gắng chủ tr­ương
                                             

           GỬI VỀ NAM SÁCH VẠN YÊU THƯƠNG
      (Hoạ thông, thơ Nguyễn Văn Liêm và Trần Thế Mẫn)

Mười năm bền chí với thơ Đường
Bóng nước Kinh Thầy thắm sắc hương
Đạo cốt thanh tao lời thánh thiện
Ý tình nhuần nhã dáng phong sương
Nhân văn phẩm hạnh vừa khai mở
Trí lực tâm tư đã khác thường
Một áng thơ mừng đầy ngưỡng mộ
Gửi về Nam Sách vạn yêu thương.
     
        - Bài Thắp lửa xong rồi gắng chủ trương với các vần: Đường, hương, phương, thường, trương.
          - Bài Gửi về Nam Sách vạn yêu thương với các vần: Đường, hương, sương, thường, thương.

       Hai bài trên được hoạ nguyên ý với các vần giống nhau: Đường, hương, thường cùng vị trí và phương, trương, sương, thương ở các vị trí tuỳ ý.



Hoạ loạn vần là bài hoạ giữ nguyên vần của bài xướng nhưng có thể thay đổi tuỳ ý vị trí của tất cả các vần. (xem ví dụ trên)



Hoạ lựa vần là bài hoạ chỉ dùng một vài vần của bài xướng, các vần còn lại có thể thay đổi tuỳ ý người hoạ (xem ví dụ trên)



Hoạ nối vần là bài hoạ dùng cả câu cuối và vần của bài xướng làm câu đầu và vần của bài hoạ.

      Ví dụ:


          GIAO THỪA
           (Bài xướng)

Giao thừa vẫn vậy khác gì đâu
Đêm lạnh trăng không dạ nhuốm sầu
Kẻ đến dùng dằng mong nán lại
Ng­ười về tấp tểnh muốn qua mau
Ai giao ai nhận ai giao nhận
Ai đến ai về ai tiếp sau
Cái sự luân phiên không sở cứ
Giao thừa vẫn vậy khác gì đâu


     VỀ HƯU
   (Hoạ bài Giao thừa)

Giao thừa vẫn vậy khác gì đâu
Đơn độc mình ta cạn chén sầu
Sáu chục mùa xuân sao thấy ngắn
Mấy mươi cái tết thật là mau
Về hưu đã hẳn ta qua trước
Ở lại đương nhiên bạn đến sau
Cõi thế xưa nay không chịu đổi
Giao thừa vẫn vậy khác gì đâu

            Hai bài trên được hoạ nguyên vần, câu cuối bài Giao thừa là câu đầu bài Về hưu.



PHÓ THƯỜNG DÂN
 (Bài xướng)
Từ ngày trở lại phó thường dân
Mọi sự đua chen cũng nhạt dần
Sáng đến đôi trang, tăng trí não
Chiều về mấy chưởng, giúp rèn thân
Cơm rau, dưa, giá thanh mà ngọt
áo sợi, bông, tơ mát lại thuần
Phú quý mặc ai nơi huyện sở
Một mình vui cảnh phó thường dân

VỚI BÌNH DÂN
 (Hoạ bài Phó thường dân)
Người nào chẳng ở chốn bình dân
Cố nhớ đừng quên mất gốc dần
Phú quý quen mùi chừng khó bỏ
Nghèo hèn tập mãi chửa nên thân
Thẳng ngay, bộc trực, danh càng đẹp
Bình dị, thanh cao, tính cũng thuần
Cái sự làm mình ra khác lạ
Sao bằng trở lại với bình dân

SÁU MƯƠI
Sáu mươi lặng lẽ bước đường xa
Thoắt cái thời gian đã đến già
Khúc hát xông pha chưa kịp dứt
Bài thơ chiêm nghiệm mới vừa ra
Vườn xuân cứ hẹn kêu đi tới
Ngõ trúc khi cần đón lại qua
Muôn sự ngoài đời không vướng bận
Đôi dòng thi phú một hồn ta.

CẢ NƯỚC PHANG
(Hoạ bài Con chuột của Yên Thao)
Năm Hợi qua rồi năm Tý sang
Thời gian ngắn ngủi có vài gang
Hà Thành xuân đến còn phong kín
Văn Miếu thơ về chợt mở toang
Đạo chích gian tham cho xuống hố
Quan liêu mệnh lệnh nhét vào hang
Kẻ nào ngoan cố còn nằm đó
Gậy mới đang chờ cả nước phang

ĐỀN CHU VĂN AN CẢM TÁC
 Núi Phượng chiều nay đỏ sắc cờ
Đền đài mới dựng giữa hoang sơ
Trường xưa hoa nở trò đang đợi
Điện mới thông reo khách vẫn chờ
Sửa đức can người lo vận hội
Khơi nguồn dạy trẻ tạo duyên cơ
Bên tường vẫn đó dòng xuân cảm
Đạo thánh gieo mầm vạn tứ thơ

NGHE ĐÀN
Gác nhỏ bên sông chợt ghé thăm
Đàn ai dìu dặt cất thanh âm
Vư­ờn hồng tráng nắng hư­ơng còn nức
Lối cỏ mù sương lệ vẫn đầm
Vần vũ mây giăng chùa trư­ớc mặt
Nhạt nhoà khỏi phủ núi xa xăm
Rót hồn trên phím ai trăn trở
Dục khách qua đư­ờng nảy khúc ngâm

KHAO THƠ
Gặp buổi thanh nhàn đến với nhau
Cần chi nghèo khó với sang giầu
Me chua mấy quả, sôi trong nước
Muối lạc đôi hòn, trộn dưới âu
Chọn tứ, tìm câu mời tiếp chén
Lựa vần, sửa đối dục thay bầu
Thong dong cuối tháng lương chưa tới
Vẫn hẹn khao thơ đãi một chầu

XUÂN ĐẾN NHÀ
Xuân vừa chợt đến nở muôn hoa
Mừng được đông vui đủ trẻ già
Trong bếp đàn con đang sắp cỗ
Ngoài sân lũ cháu đợi chia quà
Nụ đào chúm chím hồng bên cửa
Cành lộc đu đưa biếc giữa nhà
Đôi khổ thơ xuân còn ướt mực
Một ly nước mới dậy hương trà.
  
HỘI XUÂN QUÊ
Một hội xuân quê mới mở ra
Chia vui khắp hết cả muôn nhà
Sân đu đầy chặt trai bên gái
Bãi vật chen nhau trẻ cạnh già
Đầu xóm hân hoan mùa đã gọn
Cuối thôn hể hả lúa thêm trà
Đất trời toả rộng hương no ấm
Ngàn tiếng ca vui giữa thái hoà.

CUỐI XUÂN CẢM TÁC
 Xuân đã dần qua cuối tiết rồi
Gốc đào trước cổng đứng đơn côi
Tiếng chim sau núi lưa thưa hót
Bông gạo trên cành lặng lẽ rơi
Ánh nắng chiều vàng đang tụ lại
Vầng trăng đêm trắng sắp chia phôi
Giật mình mới đó mười năm lẻ
Một áng thơ buồn tỏ khúc nhôi

THỨC
Xa cách từ khi ấy đến nay
Quê xưa vẫn mãi ở tim này
Ai mơ muôn dặm đầy sương tuyết
Ta mộng lối về xanh cỏ cây
Đầu sáng mỏi mòn xem bóng nắng
Nửa chiều da diết ngắm chân mây
Nào ai biết được nhiều đêm thức
Trong lúc bao người đã giấc say.
  
MỘNG VỀ QUÊ
Bao núi bao sông đã lội qua
Đêm nay chợt nhớ đến quê nhà
Đầu ghềnh n­ước cũ chao lư­ờn sóng
Cuối bãi trăng x­ưa rọi luống cà
Mái lá liêu xiêu nền đất ư­ớt
Sân rêu vắng lặng vết chân nhoà
Trăm năm chớp mắt trôi qua cửa
Để lại bên song bóng nguyệt tà

TH­ƯƠNG QUÊ GẶP NẠN
Nghe vỡ bao đê ở tỉnh nhà
Bão liền mấy trận thảy đều qua
Vuông tôm mới đắp không còn vết
Chạt muối chưa thu cũng chảy xoà
Sức vóc bao nhiêu đành mất cả
Công lênh ngần ấy cũng thôi hoà
Đành rằng hoạn nạn đâu không thế
Vẫn cứ đau riêng nỗi tỉnh nhà

RỪNG CHIỀU
Từng b­ước theo  mây đến đỉnh đèo
Cúi mình ngó xuống giữa trong veo
Đôi dòng suối nhỏ dăng dăng chảy
Một vạt rừng non cuộn cuộn reo
Lấp loáng trên mây tung bọt trắng
Gập ghềnh dưới đá phủ xanh rêu
Hoang sơ cõi ấy kìa ai tạo
Để khách bâng khuâng giữa cảnh chiều

QUA BÃI KHÁCH XƯA
Mỗi ngày một trạm đã đi qua
Rừng rậm toàn cây chẳng có nhà
Võng vải treo lên đu bổng tít
Hoàng Cầm thắp đỏ khói luồn xa
Gió Lào thốc xuống ròn lưng áo
Sương muối trùm lên trắng mặt ga
Bãi cũ chiều nay không có khách
Lờ mờ dọc suối lối chân qua

GẶP ĐƯỜNG DÂY CŨ
Lối cũ không ai đến đã lâu
Còn đây bãi khách buổi ban đầu
Rêu xưa cố bám bờ đen xám
Bọt mới tan theo sóng đỏ ngầu
Hiu hắt lều hoang đôi cột võng
Trơ vơ bến vắng một chân cầu
Đường dây vẫn đó người không tới
Bên góc rừng thưa gợi khúc sầu

QUA BẾN ĐẠI THAN
Chỉ thấy đay xanh kín bãi bồi
Bình Than ẩn bóng mé sông đôi
Bến xưa trống trận rung bao nhịp
Đền mới chuông trưa điểm mấy hồi
Nào thuở gươm thề nung thép chảy
Đâu thời hịch gọi cháy dầu sôi
Con đò cắt sóng qua dòng Cái
Hào khí Đông A lộng gió trời.

GỖ KHẢM LIÊN HÀ
Lưu truyền vốn cổ tự ông cha
Khảm tỉa soi châm vẫn nếp nhà
Rồng cuốn hổ nằm thâm sắc gụ
Công xoè phượng múa đỏ vân hoa
Mắt thầy khéo tạo hình muông thú
Tay thợ quen đưa nét kỷ hà
Chợt thấy hồn thơ trong thớ gỗ
Lung linh huyền ảo xứ Liên Hà

TRỞ LẠI CỔ LOA
Mấy chục năm rồi mải đó đây
Xuân nay về lại với nơi này
Thành x­ưa chặn giặc đang còn dấu
Giếng cũ gieo châu nước vẫn đầy
Chợ chẳng vơi đi mùa trám chín
Đền càng đầy chặt khói hương bay
Nỏ thần ngày ấy đi đâu mất
Để những hòn tên rỉ bám đầy

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH 
Vạn lý non sông vạn lý thành
Vồng lên dốc xuống lượn vòng quanh
Chon von đỉnh núi làn mây trắng
Bát ngát chân trời thảm cỏ xanh
Thảng thốt lòng khe con nước chảy
Bâng khuâng bậc đá mái đồn canh
Mang mang khí trận dường chưa tạnh
Xe cá về kinh gió vẫn tanh

HOA THU
Vư­ờn ai cháy sáng giữa heo may
Khóm cúc vàng tươi nở đắm say
Thấp thoáng bầy ong đu dưới lá
Chập chờn đàn b­ướm lượn trong cây
Hư­ơng buồn mới thả tan vào gió
Màu nhớ vừa pha quyện dưới mây
Gợi nỗi cô đơn chiều vắng lạnh
Hoa thu người gửi vẫn còn đây.

CẢM THU
(Hoạ bài buồn thu)
Chiều quê nhè nhẹ toả hương may
Đôi chén sầu đong lắc chẳng đầy
Mái lá đáy hồ thoi thóp ngủ
Mảnh đò trên bãi lặng yên say
Đất trời vẫn cứ còn nguyên thế
Gió cát nào đâu đã đổi thay
Chẳng biết hôm nao vàng trút sạch
Để mầm xanh mới nảy nơi đây

ĐÊM THU
Bên trời vàng ủng ánh trăng suông
Từng đợt heo may gõ cửa buồng
Loáng thoáng trại xa đôi tiếng gáy
Chập chờn chùa cũ một hồi chuông
Thương con vạc trắng còn chưa ngủ
Giận lũ chim non đã động chuồng
Năm tháng mải mê chừng đã mỏi
Đêm thu dài rộng trải trên giường.

HOÀNG HÔN TRÊN SÔNG
 (Bến Triều hè Đinh Hợi)
Hoàng hôn đã tắt cuối triền sông
Những chiếc sà lan chạy giữa dòng
Mấy khúc cuộn mình ôm sóng cả
Một đầu gầm rú vỡ thinh không
Giang sơn mấy độ qua chinh chiến
Đất nước từng phen đổ máu hồng
Muôn cuộc qua rồi không trở lại
Ngàn sau còn đó giữa mênh mông

BIẾT ĐÂU SỐ PHẬN
Nếu biết ta mình chẳng có duyên
Thì thôi đành vậy cố mà quên
Cúc vàng rời khỏi đồi Hoàng Cúc
Sen trắng quay về bến Bạch Liên
Buồn đó đợi qua kỳ cách biệt
Vui đây chờ đến lúc đoàn viên
Biết đâu số phận bày ra thử
Cố gắng kiên trì sự  mới nên

CẢM XÚC SAO ĐỎ
(Hoạ thơ Nguyễn Tam Kỳ)
Thị trấn thanh xuân mới buổi nào
Thời gian thấm thoắt có là bao
Bước chân đi tới đường thêm rộng
Ánh mắt nhìn sang phố đã cao
Chợ mới hàng lên dòng cuộn chảy
Trường vui trẻ đến sóng sôi trào
Ba mươi năm ấy miền quê núi
Rực cháy huy hoàng một ánh sao.

        Làm thơ vốn là công việc cả đời của những người theo nghiệp văn chương. Cũng giống như cầy cấy gieo trồng là công việc của người nông dân vậy. Cái sự làm thơ hay cầy cấy cho dù tài giỏi đến đâu thì cũng phải tìm tòi, phải học mới làm tốt được. Những ngưòi không hoàn toàn theo nghiệp văn chương nhưng lại yêu thơ và thích làm thơ nhưng chưa có nhiều thời gian đi sâu tìm hiểu cách thức làm thơ thì đọc, viết và tìm hiểu luôn cho những kết quả tốt đẹp. Khi ta đi sâu nghiên cứu mới thấy nhiều cái ta còn nông cạn và thiếu hiểu biết dường bao.
       Viết được đôi điều trên ra giấy thực chất là sự cố gắng trong việc tìm đọc và xin vắng mặt nhiều kiến thức của các tác giả đã viết ra trước đó trong giáo khoa và trong các nghiên cứu đã được in thành sách. Trong đó còn có cả công sức của nhiều người trong sự góp ý sửa chữa. Đáng quý hơn nữa là cho cả những sáng tác tâm huyết của mình để làm mẫu. Xin được trân trọng cảm ơn tất cả và mong sự thể tình cho những sai sót nếu có.
         Về phần nội dung của sách, cũng xin bày tỏ rằng với tinh thần hiểu thế nào thì viết thế ấy, ngõ hầu để các bậc thi huynh, thi hữu cùng tiếp tục góp ý. Mong sao một ngày không xa nữa có một tài liệu đơn giản, dễ hiểu và tốt hơn dùng cho mọi người

                               Viết xong tháng 6 năm 2002
         Sửa lại tháng 11/2008        
                      Lê Trọng Hồng

[1] Theo Lý luận văn học /trang 328 Nhà xuất bản giáo dục
[2] Theo lý luận văn học - NXB giaó dục
[3] Dân gian bài bác những người luôn máy móc từ hai vế đối: “Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc / Thánh sâu gươm vua gừng tam cò” 



 MỤC LỤC




[1] Theo Lý luận văn học /trang 328 Nhà xuất bản giáo dục
[2] Theo lý luận văn học - NXB giaó dục
[3] Dân gian bài bác những người luôn máy móc từ hai vế đối: “Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc / Thánh sâu gươm vua gừng tam cò” 




Không có nhận xét nào: