Tổng số lượt xem trang

30/11/2010

TÌM HIỂU VỀ VẦN

TÌM HIỂU VỀ VẦN TRONG TIẾNG VIỆT

I. NGUYÊN ÂM TRONG TIẾNG VIỆT
a. Nguyên âm cơ bản
Trong hệ thống tiếng Việt ta có các nguyên âm sau: “A, Ă, Â, E, Ê, I, O, Ô, Ơ, U, Ư, Y”.
b. Nguyên âm kép  
Trong số này có một vài chữ có thể ghép với nhau để làm nguyên âm kép đó là các chữ: “AI, AO, AU; ĂY;  ÂU, ÂY; EO; ÊU; IA, IÊ, IU; OA, OĂ, OE, OI, OO; ÔI, ÔÔ; ƠI; UA, UE, UÊ, UI, UÔ, UƠ, UY; ƯA, ƯI, ƯƠ, ƯU; YA, YU”.
c. Nguyên âm ghép bởi ba chữ
Ngoài ra còn có từ có ba nguyên âm ghép lại như từ: “UỶU, UYA, IỀU, OAI, OAI ...” khuỷu, khuya, nhiều, khoai, oai

II. PHỤ ÂM TRONG TIẾNG VIỆT
a. Phụ âm cơ bản
Trong hệ thống tiếng Việt có một thành phần quan trọng cấu tạo lên các từ, thành phần này chiếm đại đa số các chữ, đó chính là các phụ âm. Ngoài các phụ âm mới được cấu tạo thêm để tạo các từ của nhiều nước châu âu và phương tây như chữ “W, Z, F, J”. Những từ còn lại đều là các phụ âm gồm các chữ: “B, C, D, Đ, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, X”.
b. Phụ âm kép  
Những phụ âm này khi thì đứng đơn phương đằng trước, đằng sau nguyên âm và không ít các trường hợp chúng ghép từ 1 đến 3 phụ âm để bao lấy nguyên âm của các từ như các cặp 2 phụ âm sau: “CH, GH, KH, NG, NH, PH, TH, TR”.
c. Phụ âm ghép bởi ba chữ
Ngoài ra các phụ âm còn liên kết 3 chữ với nhau như các cặp sau: “NGH”,  

III. TỪ VÀ CÁC DẠNG THỨC CỦA TỪ
Từ trong tiếng Việt được cấu tạo bởi nhiều chữ, nhiều thành phần ghép lại, trong đó gồm các phần chính như: các phụ âm đầu (CPÂĐ), tiếp sau đó là các nguyên âm (CNÂ) phần sau là các phụ âm cuối (CPÂC) và cuối cùng là dấu của các từ (D).
Các từ cũng có nhiều dạng khác nhau, trong đó có từ không có phụ âm đầu, có từ không có phụ âm cuối, có từ không có dấu và thậm chí có từ chỉ có một nguyên âm cũng đã biểu diễn được nội dung một cách đầy đủ như “Ư” chỉ sự đồng ý; “Ứ” chỉ sự không đồng ý. Bên dưới đây là các công thức chung của các từ trong tiếng Việt.
a. Từ hoàn chỉnh:
[(CPÂĐ) + (CNÂ) + (CPÂC) + (D)]
- Không dấu:
[(CPÂĐ) + (CNÂ) + (CPÂC)]
Ví dụ: nhưng/ nhương
- Có dấu:
[(CPÂĐ) + (CNÂ) + (CPÂC) + (D)]
Ví dụ: những/ nhường
b. Từ không có các phụ âm đầu:
- Không dấu:
[(CNÂ) + (CPÂC)]
Ví dụ: anh/ oanh
- Có dấu:
[(CNÂ) + (CPÂC) + (D)]
Ví dụ: ánh/ oánh
c. Từ không có các phụ âm cuối:
- Không dấu:
[(CPÂĐ) + (CNÂ)]
Ví dụ: ngo/ ngoa
- Có dấu:
[(CPÂĐ) + (CNÂ) + (D)]
Ví dụ: ngã/ ngoã
d. Từ chỉ có các nguyên âm:
- Không dấu:
(CNÂ) Ví dụ: oa /oai
- Có dấu:
(CNÂ) + (D) Ví dụ: ô/ ối/ oái

IV. SỰ LIÊN KẾT CỦA CÁC TỪ
1. Cách ghép vần
Ngay từ những ngày đầu đi học, sau khi đã thành thạo phần nhận mặt chữ, các trò đều phải qua một thời gian học ghép vần (có nơi gọi là đánh vần). Những buổi học ấy chủ yếu là đọc theo thầy, cô giáo để biết được từng từ một.
Chỉ với từ ƯNG ta phải đọc thành: “ư/ ngờ/ ưng”, còn với chữ CHO, thì ta phải đọc thành: “o/ chờ, o, cho”; hay với từ NHẬN, ta phải đọc thành: “â, nờ, ân/ nhờ, ân, nhân/ nặng, nhận”. Qua những ví dụ trên ta thấy mỗi từ khi đánh vần đều phải bắt đầu từ các nguyên âm, sau đó là các phụ âm cuối, rồi đến các phụ âm đầu và cuối cùng là dấu của từ.
2. Cấu trúc của vần
Sự ghép vần như trên nhằm vào việc kết nối hai phần chính của từ, đó là sự ghép nối phần thứ nhất là các phụ âm đầu của từ  với phần thứ hai là các nguyên âm và các phụ âm cuối của từ.
Điều ta cần tìm hiểu đó là vần giữa từ này với từ khác. Vậy bộ phận nào làm cho các từ vần được với nhau? Ta có thể khảng định tổ hợp các nguyên âm và các phụ âm cuối của từ là thành phần cơ bản của vần. Đây cũng chính là bộ phận để đối chiếu xem từ này có vần với từ khác hay không.

V. VẦN GIỮA CÁC TỪ
1. Vần đúng (chính vận)
a. Vần của từ hoàn chỉnh
Như trên đã viết từ này vần với từ khác, nhất thiết phải có các bộ phận vần với nhau và bộ phận để các từ vần với nhau chính là nguyên âm và phụ âm cuối của các từ ấy. Các từ có thể vần với nhau khi bộ phận này của chúng giống nhau hoặc ít nhất là gần giống nhau.

Ví dụ:
Chùa làng vọng tiếng chuông ngân
Em về sắp áo đón xuân với người
Từ NGÂN có thể vần với từ XUÂN bởi chúng có bộ phận cuối của từ giống nhau, đó là nguyên âm “” và phụ âm cuối “N” tạo thành vần “ÂN”giống hệt như nhau.
b. Vần của từ không có phụ âm cuối
Đối với các từ có cấu trúc: [(CPÂĐ) + (CNÂ) + (D)], chúng ta nhận thấy chúng có cấu trúc nguyên âm đứng cuối của từ, do đó nguyên âm đó chính là vần của các từ:

Ví dụ:
Chiều nay thăm động Phong Nha
Nhớ em ở tận nước Nga xa vời

 Từ NHA và NGA chỉ có nguyên âm “A” ở cuối từ, ta có thể nói  rằng chúng vần với nhau bởi có cùng nguyên âm “A”. Cũng có thể lấy thêm phụ âm đầu ghép lại đọc là “HA” và “GA” và xác định hai từ được coi là vần với nhau bởi khi ta đọc, âm thanh “HA” và “GA” giống nhau.
c. Vần của các từ không có phụ âm đầu
Đối với các từ có cấu trúc (NÂ) +(PÂC) +(D), nghĩa là từ chỉ có nguyên âm và phụ âm cuối. Bản thân chúng đã là một từ, chúng có thể vần với nhau khi chúng gần giống hoặc giống hệt nhau.

Ví dụ:
Muốn có kết quả học ôn
Phải xa hẳn những tiếng ồn ngoài kia.

Từ ÔN từ ỒN chỉ khác nhau có cái dấu. Đó là những vần đúng cơ bản nhất của các từ.

2. Vần gần đúng (bàng vận)
Ngoài những vần đúng như đã nói ở trên ta còn khá nhiều những vần gần đúng. Những vần gần đúng khi đọc lên ta thấy chúng na ná nhau một chút tuy nhiên chúng vẫn được coi là vần. Dưới đây là những vần gần đúng mà ta thường gặp.
a. Vần của từ cùng nguyên âm, phụ âm cuối khác nhau:
Chúng ta gặp khá nhiều từ có vần gần đúng ở dạng cùng nguyên âm nhưng phụ âm cuối khác nhau. Tuy nhiên ta vẫn chấp nhận chúng vần với nhau như vài ví dụ dưới đây:

Ví dụ:
Người về, nhóm lửa cời than
Ngày mai bác mẹ xin sang bỏ trầu

SAN và SANG có cùng nguyên âm “A” những phụ âm cuối của AN là “N” còn của  ANG là “NG” tuy có khác nhau nhưng khi đọc vẫn thấy có vần.
b. Vần của từ nguyên âm khác nhau, phụ âm cuối giống nhau
Chúng ta gặp khá nhiều từ có vần gần đúng ở dạng nguyên âm khác nhưng phụ âm cuối giống nhau. Tuy nhiên ta vẫn chấp nhận chúng vần với nhau như vài ví dụ dưới đây:
Ví dụ:
Hôm nào cấy chửa kín đồng
Thế mà nay đã chín vàng rạ rơm

ĐỒNG có nguyên âm “Ô”, còn VÀNG có nguyên âm “A” nhưng phụ âm cuối cùng đều là “NG” tuy có khác nhau nhưng khi đọc vẫn thấy có vần.
c. Vần có một nguyên âm và vần có nhiều nguyên âm
Chúng ta gặp khá nhiều từ có vần gần đúng ở dạng từ này có 1 nguyên âm còn từ khác lại có nhiều nguyên âm. Tuy nhiên ta vẫn chấp nhận chúng vần với nhau như vài ví dụ dưới đây:
Ví dụ:
Khăn này em dệt qua đêm
Vải tơ trắng nõn còn nguyên mùi hồ

THÊM có nguyên âm “Ê”, còn NGUYÊN có 3 nguyên âm “UYÊ” phụ âm cuối khác nhau, tuy nhiên khi đọc vẫn thấy có vần.

Qua những ví dụ trên ta hiểu rằng khá nhiều từ có các cấu trúc vần khác nhau nhưng nếu “xếp đặt” tốt thì khi đọc lên âm thanh vẫn dịu ngọt, mượt mà, đằm thắm.
          

Không có nhận xét nào: